Trắc nghiệm tính cách MBTI

MBTI (Myers-Briggs Type Indication) – Phân loại tính cách là phương pháp sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để xác định tính cách của con người, dựa vào đó chúng ta hiểu chính mình hơn, nếu biết được tính cách của người khác chúng ta có thể đoán được suy nghĩ, hành động của họ. MBTI được ứng dụng nhiều trong việc: Xây dựng đội ngũ nhân viên, quản lý và đào tạo, đối phó với căng thẳng, giải quyết xung đột, đàm phán, hướng dẫn nghề nghiệp, xây dựng các mối quan hệ cá nhân tốt hơn.

CÁCH THỨC THỰC HIỆN

Đây là bài trắc nghiệm tính cách nên sẽ không có câu trả lời đúng hay câu trả lời sai.

Hãy chọn câu trả lời mà bạn cho là phù hợp hơn với bản thân mình.

Chỉ đọc câu trả lời và chọn, bạn không nên cố gắng phân tích quá nhiều các lựa chọn này vì làm như vậy sẽ khiến kết quả của bạn kém chính xác.

Thời gian để bạn hoàn thành 70 câu hỏi này là 20 phút.

Câu 1: Tại một buổi tiệc, bạn sẽ:a. Giao tiếp với nhiều người, kể cả người lạ

b. Chỉ giao tiếp với với một số ít người mà bạn đã quen

Câu 2: Bạn thấy mình là người nghiêng về kiểu nào nhiều hơn?

a. Thực tế

b. Sáng tạo

Câu 3: Bạn nghĩ tình huống nào tồi tệ hơn?

a. Đầu óc của bạn cứ “bay bổng trên mây

b. Cuộc sống của bạn thật nhàm chán và không bao giờ thay đổi

Câu 4: Bạn sẽ bị ấn tượng hơn với

a. Các nguyên tắc

b. Những cảm xúc

Câu 5: Khi quyết định việc gì đó, bạn thường hay dựa vào:

a. Sự thuyết phục

b. Sự đồng cảm

Câu 6: Bạn thích làm việc theo kiểu nào nhiều hơn?

a. Theo đúng thời hạn

b. Tùy hứng

Câu 7: Bạn có khuynh hướng đưa ra các lựa chọn

a. Rất cẩn thận

b. Phần nào theo cảm nhận

Câu 8: Tại các bữa tiệc, bạn thường:

a. Ở lại tới cùng và cảm thấy càng lúc càng hào hứng

b. Ra về sớm vì cảm thấy mệt mỏi dần

Câu 9: Kiểu người nào sẽ thu hút bạn hơn?

a. Người thực tế và có lý lẽ

b. Người giàu trí tưởng tượng

Câu 10: Điều nào khiến bạn thấy thích thú hơn?

a. Những điều thực tế

b. Những ý tưởng khả thi

Câu 11: Khi đánh giá hoặc phán xét người khác, bạn thường hay dựa vào điều gì?

a. Luật lệ và nguyên tắc

b. Hoàn cảnh

Câu 12: Khi tiếp cận, tiếp xúc người khác, bạn nghiêng về hướng nào hơn?

a. Tiếp cận theo hướng khách quan

b. Tiếp cận theo hướng sử dụng trải nghiệm cá nhân

Câu 13: Phong cách của bạn nghiêng về hướng nào hơn?

a. Đúng giờ, nghiêm túc

b. Nhàn nhã, thoải mái

Câu 14: Bạn cảm thấy không thoải mái khi có những việc:

a. Chưa hoàn thiện

b. Đã quá hoàn thiện

Câu 15: Trong các mối quan hệ xã hội, bạn thường

a. Luôn nắm bắt kịp thời thông tin về các vấn đề của mọi người

b. Thường biết thông tin sau những người khác

Câu 16: Với các công việc thông thường, bạn nghiêng về cách:

a. Làm theo cách thông thường

b. Làm theo cách của riêng mình

Câu 17: Các nhà văn nên:

a. Viết những gì họ nghĩ và chân thật với những gì mình viết

b. Diễn đạt sự việc bằng cách so sánh hay liên tưởng

Câu 18: Điều gì lôi cuốn bạn hơn?

a. Tính nhất quán của tư duy, suy nghĩ

b. Sự hòa hợp trong các mối quan hệ của con người

Câu 19: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đưa ra:

a. Những đánh giá, nhận xét một cách logic

b. Những đánh giá, nhận xét một cách có ý nghĩa

Câu 20: Bạn thích những điều:

a. Đã được sắp xếp, quyết định trước

b. Chưa xác định, chưa được quyết định

Câu 21: Bạn tự thấy mình:

a. Nghiêm túc, quyết đoán

b. Dễ gần, thoải mái

Câu 22: Khi nói chuyện điện thoại, bạn:

a. Cứ gọi bình thường

b. Chuẩn bị trước những điều sẽ nói

Câu 23: Những sự kiện trong thực tế

a. Bản thân nó giải thích cho chính nó”

b. Nó là bằng chứng giải thích cho các quy tắc, quy luật

Câu 24: Những người có tầm nhìn xa/người lo xa.

a. Thường gây khó chịu cho người khác

b. Khá thú vị

Câu 25: Bạn thường là người

a. Cái đầu lạnh

b. Trái tim nóng

Câu 26: Điều nào thì tồi tệ hơn?

a. Không công bằng

b. Tàn nhẫn

Câu 27: Các sự kiện nên xảy ra theo hướng:

a. Được lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng

b. Ngẫu nhiên và tự nhiên

Câu 28: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi

a. Đã mua một thứ gì đó

b. Đang lựa chọn để mua

Câu 29: Trong công ty, bạn là người:

a. Khởi xướng các câu chuyện

b. Đợi người khác bắt chuyện với mình

Câu 30: Đối với những quy ước, quy tắc thông thường trong xã hội, bạn:

a. Ít khi nghi ngờ những điều này

b. Thường xem xét lại tính đúng đắn của những điều đó

Câu 31: Trẻ em thường:

a. Chưa cố gắng đủ

b. Chưa vui chơi đủ

Câu 32: Khi đưa ra các quyết định, bạn sẽ thấy thoải mái hơn với

a. Các tiêu chuẩn

b. Cảm xúc, cảm nhận

Câu 33: Bạn nghiêng về tính cách nào hơn?

a. Cứng rắn

b. Nhẹ nhàng

Câu 34: Theo bạn, khả năng nào đáng khâm phục hơn ?

a. Khả năng tổ chức và làm việc có phương pháp

b. Khả năng thích ứng và xoay xở trước mọi tình huống

Câu 35: Bạn đề cao tố chất nào hơn?

a. Sự chắc chắn

b. Sự cởi mở

Câu 36: Khi phải tương tác với người khác ở các tình huống và vấn đề mới lạ, không thường gặp, bạn thường:

a. Thấy phấn chấn và hào hứng

b. Cảm thấy mệt mỏi

Câu 37: Thường thì bạn là:

a. Người thực tế

b. Người có khả năng tưởng tượng phong phú

Câu 38: Bạn thường có xu hướng:

a. Xem người khác có thể làm được việc gì hữu ích

b. Xem người khác sẽ nghĩ và cảm nhận như thế nào

Câu 39: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi:

a. Thảo luận một vân đề kĩ lưỡng, triệt để

b. Đạt được thỏa thuận, sự nhất trí về vấn đề

Câu 40: Cái đầu hay trái tim chi phối bạn nhiều hơn

a. Cái đầu

b. Trái tim

Câu 41: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm các công việc theo dạng

a. Được giao trọn gói, làm xong hết rồi bàn giao

b. Công việc làm hàng ngày, theo lịch

Câu 42: Bạn có xu hướng tìm kiếm những điều:

a. Theo trật tự, thứ tự

b. Ngẫu nhiên

Câu 43: Bạn thích kiểu nào hơn?

a. Nhiều bạn bè ở mức độ xã giao

b. Một vài người bạn thân

Câu 44: Bạn thường dựa vào:

a. Sự kiện, thông tin thực tế

b. Nguyên lý, nguyên tắc

Câu 45: Bạn hứng thú với việc gì hơn?

a. Sản xuất và phân phối

b.Thiết kế và nghiên cứu

Câu 46: Lời khen nào giá trị hơn?

a. “Đó là một người có suy nghĩ rất logic”

b. “Đó là một người rất tình cảm, tinh tế”

Câu 47: Bạn thích mình có tố chất nào hơn?

a. Kiên định, vững vàng

b. Toàn tâm, cống hiến

Câu 48: Bạn thường thích điều nào hơn?

a. Một tuyên bố cuối cùng, không thay đổi

b. Một tuyên bố dự kiến, ban đầu

Câu 49: Bạn thấy thoải mái hơn vào lúc:

a. Trước khi đưa ra quyết định

b. Sau khi đưa ra quyết định

Câu 50: Bạn có thấy mình:

a. Dễ dàng bắt chuyện và kéo dài cuộc trò chuyện với người mới gặp

b. Khó mà trò chuyện nhiều với những người mới quen

Câu 51: Bạn có xu hướng tin tưởng vào:

a. Kinh nghiệm của mình

b. Linh cảm của mình

Câu 52: Bạn cho rằng mình thuộc tuýp người nào hơn?

a. Người thực tế

b. Người khôn khéo

Câu 53: Theo bạn ai là người đáng được khen ngợi hơn?

a. Một người giàu lý trí

b. Một người giàu cảm xúc

Câu 54: Bạn có xu hướng hành xử:

a. Công bằng, vô tư

b. Thông cảm, đồng cảm

Câu 55: Bạn thích:

a. Đảm bảo rằng mọi việc được chuẩn bị, thu xếp sẵn sàng

b. Để mọi việc diễn ra tự nhiên

Câu 56: Trong các mối quan hệ thì mọi việc:

a. Có thể thảo luận để giải quyết được

b. Diễn ra ngẫu nhiên và tùy theo điều kiện hoàn cảnh

Câu 57: Khi chuông điện thoại reo, bạn sẽ:

a. Là người đầu tiên nhấc máy

b. Hi vọng có người khác sẽ nhấc máy

Câu 58: Bạn đánh giá cao điều gì trong mình hơn:

a. Nhận thức tốt về các yếu tố thực tế

b. Có trí tưởng tượng phong phú, rực rỡ

Câu 59: Bạn sẽ chú tâm hơn đến:

a. Các nguyên tắc, nguyên lý cơ bản

b. Các ngụ ý, hàm ý, ẩn ý

Câu 60: Điều gì có vẻ sẽ là một lỗi lớn hơn?

a. Quá nồng nhiệt, thiết tha

b. Quá khách quan, thờ ơ

Câu 61: Về cơ bản, bạn sẽ đánh giá mình là người thế nào?

a. Thiết thực, ít bị chi phối bởi tình cảm

b. Từ tâm, đa cảm

Câu 62: Tình huống nào sẽ lôi cuốn bạn hơn?

a. Tình huống rõ ràng, có kế hoạch

b. Tình huống không xác định, không có kế hoạch

Câu 63: Bạn là người có xu hướng nào hơn?

a. Theo thói quen

b. Hay thay đổi

Câu 64: Bạn có xu hướng nào hơn?

a. Là người dễ tiếp cận

b. Ở mức độ nào đó là người kín đáo

Câu 65: Khi viết, bạn thích:

a. Viết theo hướng văn chương hơn

b. Viết theo số liệu, dữ liệu hơn

Câu 66: Đối với bạn, điều gì khó thực hiện hơn?

a. Hiểu và chia sẻ với người khác

b. Điều khiển người khác

Câu 67: Bạn mong ước mình sẽ có thêm nhiều điều gì?

a. Lí trí và khả năng nhận xét rõ ràng

b. Tình thương, lòng trắc ẩn sâu sắc

Câu 68: Điều gì sẽ là lỗi lớn hơn?

a. Hành động bừa bãi, không cân nhắc

b. Hành động chỉ trích, phê phán

Câu 69: Bạn sẽ thích sự kiện nào hơn?

a. Sự kiện có lên kế hoạch trước

b. Sự kiện không có kế hoạch trước

Câu 70: Bạn thường có hành động:

a. Cân nhắc thận trọng

b. Tự nhiên, tự phát

KẾT QUẢ

 

Bảng tính điểm trắc nghiệm tâm lý cá nhân MBTI

E (Hướng ngoại) = Kết quả cột 1

I (Hướng nội) = Kết quả cột 2

S (Giác quan)  = Kết quả cột 3 + 5

N (Trực giác) = Kết quả cột 4 +6

T (Lý trí) = Kết quả cột 7 + 9

F (Cảm xúc) = Kết quả 8 +10

J (Nguyên tắc)  = Kết quả cột 11 + 13

P (Linh hoạt) = Kết quả cột 12 + 14

Đọc kết quả: Lấy kết quả từ 4 yếu tố có điểm số cao nhất.

ĐẶC TRƯNG CỦA 16 LOẠI TÍNH CÁCH

1. ISTJ – Người trách nhiệm

ISTJ là người trầm lặng. Họ ưa thích sự an toàn và cuộc sống bình yên. ISTJ trung thành và đáng tin cậy bởi họ luôn giữ lời hứa. ISTJ tôn trọng sự thật nên họ rất tôn trọng pháp luật. ISTJ cũng rất giỏi lập kế hoạch và sắp xếp kế hoạch.

Tuy nhiên, ISTJ thường không dễ đồng cảm với người khác. Họ không thoải mái khi bày tỏ những suy nghĩ, ưa thích của bản thân cho người khác.

• Ưu điểm:

– Hiểu biết rộng, có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực

– Đề cao nghĩa vụ, rất có trách nhiệm trong công việc

– Bình tĩnh, thực tế và biết cách sắp xếp ổn thoả mọi thứ

• Nhược điểm:

– Cứng đầu, khó chấp nhận một quan điểm khác

– “Sách vở”, khó hoà nhập với môi trường không quen thuộc hay không có cấu trúc

– Không nhạy cảm, dễ làm tổn thương người khác

• ISTJ phù hợp với ngành nghề nào?

Các ngành nghề điển hình của ISTJ nên xoay quanh đặc điểm truyền thống, quyền hạn, sự an toàn hoặc các dữ kiện logic như: Thủ lĩnh quân đội; Thẩm phán; Cảnh sát và thám tử; Luật sư; Kế toán và nhân viên tài chính…

2. ISFJ – Người Nuôi Dưỡng

ISFJ là người sống rất tình cảm. Họ thường có thế giới nội tâm vô cùng phong phú. ISFJ là người thích thực hành hơn lý thuyết. Họ có khiếu thẩm mỹ và cảm quan không gian rất phát triển.

Tuy nhiên, ISFJ là người khó hiểu. ISFJ cũng thường không bộc lộ cảm xúc cá nhân ra ngoài nhiều dù bên trong họ luôn rất sôi động. ISFJ luôn đề cao bổn phận của mình họ cần những lời khen tích cực từ những người xung quanh.

• Ưu điểm:

– Nhiệt tình, luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với người khác

– Trung thành và làm việc chăm chỉ

– Rất tinh ý, có thể nhận ra các dấu hiệu nhỏ nhất, đặc biệt là khi nói đến trạng thái cảm xúc của người khác.

– Kỹ năng thực hành tốt

• Nhược điểm:

– Quá cầu toàn dẫn đến bị quá tải trong công việc

– Gặp khó khăn trong việc tách biệt công việc và cuộc sống

– Khó thích nghi với sự thay đổi

– Nhút nhát

• ISFJ phù hợp với ngành nghề nào?

ISFJ nên lựa chọn những công việc mà họ có thể sử dụng khả năng quan sát con người để xác định nhu cầu của người khác, và sử dụng khả năng tổ chức tuyệt vời để xây dựng những kế hoạch và môi trường để đạt được điều mà người khác muốn.

Ví dụ như: Chăm sóc trẻ em/Phát triển trẻ em; Nhà thiết kế; Trang trí nội thất; Y tác; Công tác xã hội/Cố vấn; Trưởng phòng; Quản lý/Quản lý hành chính….

3. INFJ – Người Che Chở

INFJ là người có trực giác cực tốt. Họ là những người thích mọi thứ được sắp xếp có trình tự. INFJ là người kiên nhẫn và thấu hiểu người khác. INFJ nổi bật trong những công việc của riêng họ và họ thích làm việc độc lập. INFJ là nhóm người rất tin tưởng vào bản thân.

• Ưu điểm:

– Làm việc rất chăm chỉ cho những gì họ tin tưởng

– Sở hữu một trí tưởng tượng sống động, sâu sắc

– Giao tiếp linh hoạt, phong cách viết rất truyền cảm

– Quyết đoán

• Nhược điểm:

– Dễ bị tổn thương với các tình huống phê bình và xung đột

– Khó tin tưởng người khác

– Nhiều khi bảo thủ và rất cứng đầu

• INFJ phù hợp với ngành nghề nào?

INFJ phù hợp với các nghề nghiệp mà họ có thể sống mỗi ngày với những giá trị của bản thân, và có thể hỗ trợ họ trong sứ mệnh làm nên một điều gì đó ý nghĩa.

Ví dụ như: Các công việc liên quan đến tôn giáo; Bác sĩ / Nha sĩ; Nhà tâm lý học; Giáo viên; Nhạc sĩ / Hoạ sĩ / Nhiếp ảnh; Kiến trúc, thiết kế; Các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, CTXH…

4. INTJ – Nhà Khoa Học

INTJ là người thiên về hoạch định chiến lược và suy nghĩ logic. INTJ yêu cầu cao về tổ chức và hệ thống. Họ là những người có tư duy mạch lạc nên rất hợp làm lãnh đạo cho những dự án mang tính đột phá. INTJ có tiềm năng lớn để đạt những điều tuyệt vời.

Tuy nhiên, INTJ ít quan tâm tới người khác. INTJ là người có tham vọng lớn và rất khó để hiểu họ.

• Ưu điểm:

– Khả năng phân tích sau đó áp dụng trong thực tế tuyệt vời

– Đầu óc nhanh nhạy và linh hoạt

– Giàu trí tưởng tượng và chiến lược

– Tư tưởng thông thoáng, quyết đoán trong công việc

• Nhược điểm:

– Có thể quá cầu toàn dẫn đến mâu thuẫn với những người xung quanh

– Không để tâm đến cảm xúc, dễ dàng làm tổn thương người khác

• INTJ phù hợp với ngành nghề nào?

INTJ gắn sự nghiệp của họ với tư duy độc lập, cái nhìn sâu sắc trọn vẹn về điều gì đó. Ví dụ như: Nhà hoạch định chiến lược và xây dựng tổ chức công ty; Lãnh đạo quân đội; Nhà khoa học; Bác sĩ y khoa/ nha sĩ; Kỹ sư; Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính…

5. ISTP – Người Cơ Học

ISTP là người luôn tìm hiểu xem mọi thứ vận hành thế nào. ISTP rất mạo hiểm và có niềm tin sắt đá với bản thân. Đây là nhóm người sẵn sàng lao vào công việc. Họ giỏi xoay sở và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, ISTP thích dành thời gian một mình. Khi bị căng thẳng, chắc chắn bạn không muốn đến gần người nhóm ISTP. ISTP không thích những nhận xét / đánh giá chủ quan.

• Ưu điểm:

– Có xu hướng vui vẻ, tràn đầy năng lượng cá nhân

– Giỏi đối phó với các tình huống khủng hoảng

– Rất linh hoạt và đa năng, không lo lắng quá nhiều về tương lai

– Có một trí tưởng tượng sống động, đặc biệt là khi nói đến những vấn đề thực tế hoặc máy móc

• Nhược điểm:

– Có thể trở nên rất thẳng thừng và nổi cáu nếu bị chỉ trích

– Rất khó tập trung vào một điều gì đó trong một thời gian dài

– Thường không để ý đến cảm xúc nên vô tình làm tổn thương người khác

– Không thích cam kết

• ISTP phù hợp với ngành nghề nào?

Các ISTP sẽ thể hiện khả năng tốt nhất khi làm việc một mình hoặc trong môi trường có đủ sự linh hoạt mà họ có thể áp dụng kỹ năng lập luận tuyệt vời hoặc giải quyết những vấn đề thực tế. Ví dụ như: Pháp y; Cảnh sát và thám tử; Thợ cơ khí; Thợ mộc; Phi công, tài xế, vận động viên đua xe; Nhà thầu khoán; Vận động viên thể dục thể thao

6. ISFP – Người Nghệ Sỹ

ISFP là người chìm đắm trong thế giới của cảm xúc. Ho thường bị lôi cuốn bởi cái đẹp và luôn hướng tới hành động. ISFP rất đáng mến và sâu sắc. ISFP có năng khiếu sáng tạo nghệ thuật và thích giúp đỡ người khác. ISFP rất khiêm tốn.

Tuy nhiên, ISFP là người khó hiểu giống hệt như ISFJ. Họ không phải là nhà lãnh đạo bẩm sinh.

• Ưu điểm:

– Nhạy cảm, dễ dàng liên hệ với người khác và nhận ra trạng thái cảm xúc của họ

– Rất giỏi tạo xu hướng, nghĩ ra nhiều ý tưởng táo bạo và khác thường

– Cực kỳ đam mê với những công việc thu hút họ

• Nhược điểm:

– Gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu các chủ đề khoa học và nghiên cứu

– Dễ bị tiêu cực khi đối mặt với các cuộc xung đột hay căng thẳng

– Có thể có lòng tự trọng thấp

• ISFP phù hợp với ngành nghề nào?

Hầu hết các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới đều mang nhóm tính cách ISFP.

ISFP nên làm những công việc giúp họ phát triển những giá trị cốt lõi bên trong, có không gian riêng và sự tự do để thể hiện hết khả năng nhận thức nhạy bén chứ không phải môi trường làm việc năng động, áp lực.

Ví dụ như: Người làm công tác xã hội / Cố vấn; Nhà thiết kế; Nhạc sĩ; Nghệ sĩ; Chăm sóc trẻ em / Phát triển trẻ em…

7. INFP – Người Lý Tưởng Hóa

INFP là người chu đáo, nhiệt tình, chịu khó lắng nghe và thấu cảm về con người. INFP thường đặt ra tiêu chuẩn cao cho công việc. INFP là người linh hoạt, thoải mái và họ luôn hướng cuộc sống tới những điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, INFP không thích xung đột và họ hay né tránh xung đột nhiều nhất có thể. INFP có những nguyên tắc riêng và nếu ai đó xâm phạm những nguyên tắc đó, họ sẽ phải gánh chịu “hậu quả”.

• Ưu điểm:

– Đam mê và tràn đầy năng lượng, luôn muốn cống hiến hết mình

– Luôn hướng tới sự hài hòa

– Tư tưởng thoáng và linh hoạt

– Sáng tạo, dễ dàng thấu hiểu các ý nghĩa bên trong

• Nhược điểm:

– Khó khăn khi làm việc với dữ liệu

– Dễ bị quá mơ mộng và lý tưởng

– Tư tưởng cá nhân quá cao có thể dẫn tới bị cô lập

• INFP phù hợp với ngành nghề nào?

Có một điều rất đáng nói đó là hầu hết các nhà văn vĩ đại trên thế giới mang tính cách INFP.

INFP nên làm việc trong các lĩnh vực cho phép họ sống một cuộc sống hằng ngày theo đúng các giá trị của họ cũng như trong các ngành nghề mang lại nhiều điều tốt đẹp cho nhân loại.

Ví dụ như: Nhà văn; Giáo viên / Giáo sư; Cố vấn / Nhân Viên Xã Hội; Nhạc sĩ; Nhà tâm thần học; Tăng lữ / Người hoạt động tôn giáo…

8. INTP – Người Tư Duy

INTP là người sống trong thế giới của những tiềm năng và giả thuyết. Họ quý trọng kiến thức hơn cả và có yêu cầu cao trong việc thể hiện ý tưởng.

Tuy nhiên, INTP không thích lãnh đạo, không thích điều khiển người khác. INTP thường xuyên đề cao bản thân và sự làm việc độc lập.

• Ưu điểm:

– Khách quan, trung thực và thẳng thắn

– Giàu trí tưởng tượng và độc đáo

– Có tư tưởng thông thoáng và sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng khác với họ

– Rất nhiệt tình với công việc họ quan tâm

• Nhược điểm

– Dễ lơ đãng và bỏ qua các vấn đề xung quanh

– Có thể không nhạy cảm hoặc là bối rối khi nói đến đối phó với một tình huống cần cảm xúc

– Thường nhút nhát trong môi trường tập thể

• INTP phù hợp với ngành nghề nào?

INTP nên đi theo con đường tìm kiếm và phân tích các nguyên tắc và ý tưởng cơ bản trong môi trường làm việc độc lập.

Ví dụ như: Nhà khoa học, đặc biệt trong nghiên cứu Vật Lí, Hóa Học; Chiến lược gia; Nhiếp ảnh gia; Chuyên viên thiết lập kỹ thuật; Chuyên viên khám nghiệm hiện trường…

9. ESTP – Người Thực Thi

ESTP là người thân thiện và rất thẳng thắn. ESTP rất tinh trong việc nắm bắt động cơ của người khác. Họ thường xuyên tạo năng lượng tích cực.

Tuy nhiên, ESTP là người không thích lý thuyết. ESTP không có trực giác tốt. ESTP không thích làm việc bị ràng buộc về giới hạn.

• Ưu điểm:

– Thiết thực, luôn trung thực và thẳng thắn

– Có các kỹ năng kết nối và tương tác xã hội tuyệt vời

– Tinh thần thử nghiệm và đưa ra những ý tưởng mới

• Nhược điểm:

– Gặp khó khăn khi công việc cần kiên nhẫn và kiến thức lý thuyết

– Không nhìn nhận toàn diện nên thường bỏ lỡ những vấn đề lớn hơn

– Không nghiêm túc thực hiện quy tắc

• ENFJ phù hợp với ngành nghề nào?

ESTP phù hợp với các vai trò đòi hỏi phải suy nghĩ tại chỗ, không có nhiều quy định phức tạp.

Ví dụ như; Lãnh đạo quân đội; Cảnh sát/ Thám tử; Quản lý; Bán hàng; Các ngành nghề trong lĩnh vực thể thao….

10. ESFP – Người Trình Diễn

ESFP là người yêu những trải nghiệm mới mẻ và thích làm trung tâm của sự chú ý. ESFP có kỹ năng giao tiếp tốt. ESFP là người lạc quan, có khiếu thẩm mỹ và nhận thức tốt. ESFP hòa đồng và luôn tạo niềm vui cho mọi người.

ESFP thà dựa vào may mắn của họ hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ hơn dành nhiều thời gian cố gắng để hiểu một lý thuyết phức tạp.

• Ưu điểm:

– Sẵn sàng ra ngoài khỏi an toàn để trải nghiệm những điều khó khăn

– Kỹ năng giao tiếp xuất sắc

– Rất tinh ý, dễ dàng nhận thấy sự thật, những thứ hữu hình và sự thay đổi

– Nhận thức về thẩm mỹ và vẻ đẹp rất tuyệt vời

• Nhược điểm:

– Khó thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và tận tụy

– Khả năng lập kế hoạch kém

– Hay dồn bản thân vào tình huống tồi tệ khi không đạt được việc như ý

• ESFP phù hợp với ngành nghề nào?

Các ESFP phù hợp với những công việc tạo cho họ cơ hội sử dụng những kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, những thách thức mới mà họ sẽ không bị gò bó bởi lý thuyết.

Ví dụ như: Tư vấn tâm lý/ Công tác xã hội; Nghệ sĩ, người biểu diễn và diễn viên; Thiết kế thời trang; Đại diện bán hàng; Nhiếp ảnh gia; Trang trí nội thất…

11. ENFP – Người Truyền Cảm Hứng

ENFP là người thông minh, nhiệt tình và rất có tố chất. ENFP giỏi nhiều thứ và có nhiều năng lực. Chính vậy, ENFP sở hữu khả năng tương tác tốt, linh hoạt với mọi việc.

Tuy nhiên, ENFP cần biết tập trung nguồn lực vì dường như xung quanh họ có rất nhiều thứ hay ho để phân tán. Mọi thứ có thể trở nên nhạt nhẽo rất nhanh với ENFP.

• Ưu điểm:

– Tràn đầy năng lượng và nhiệt tình trong đời sống cá nhân lẫn công việc

– Sẵn sàng thử thách bản thân với những trải nghiệm mới

– Rất giỏi điều hướng các cuộc giao tiếp và truyền thông

Nhược điểm:

– Cảm xúc mãnh liệt dẫn tới phản ứng mạnh mẽ trước những lời chỉ trích, xung đột hay căng thẳng

– Dễ bị căng thẳng và thiếu kiên nhẫn

-Thường bị lơ đãng, khó tập trung vào mục tiêu và công việc

-Khả năng thực hành không giỏi như khi lời nói

• ENFP phù hợp với ngành nghề nào?

ENFP làm rất tốt trong các công việc không bao giờ hết những ý tưởng thú vị và có một lượng khán giả lớn để giữ chúng trong một thời gian dài.

Ví dụ như: Chuyên viên tư vấn; Nhà văn/ Nhà báo/ Phóng viên; Diễn viên; Doanh nhân; Luật sư; Nhà nghiên cứu…

12. ENTP – Người Có Tầm Nhìn

ENTP là người thích tìm hiểu thế giới xung quanh nên họ có khả năng hiểu con người dựa trên trực giác rất tốt. ENTP giao tiếp tốt, nhanh nhẹn và luôn tràn đầy ý tưởng.

Tuy nhiên, ENTP không phải là người thích lập ra kế hoạch, họ thích làm việc kiểu freestyle hơn. ENTP bị chi phối bởi áp lực và ám ảnh bởi những chi tiết nhỏ nhặt.

• Ưu điểm

– Rất nhanh nhạy, nảy ra ý tưởng mới mà không cần nỗ lực nhiều

– Có thể rất nhiệt tình và tràn đầy năng lượng nếu đam mê với công việc

– Rất thích học hỏi những điều mới và tích lũy kiến thức

• Nhược điểm

– Thường nghĩ rộng, khó tập trung vào một chủ đề nhất định

– Thích đưa ra ý tưởng chứ không giỏi triển khai thực tế

– Có thể nhanh chóng bị chán nản

• ENTP phù hợp với ngành nghề nào?

ENTP phù hợp làm việc trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những nơi không gò bó, có thể thoải mái, tự do trong việc theo đuổi sự sáng tạo.

Ví dụ như: Luật sư; Cố vấn; Doanh nhân; Nhà khoa học; Diễn viên; Tiếp thị cá nhân.

13. ESTJ – Người Bảo Hộ

ESTJ là người thực tế. Họ rất cụ thể và luôn nhận trách nhiệm cao cả. ESTJ đại diện cho những công dân tiêu biểu của xã hội. ESTJ là người luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ và là người rất tận tâm với công việc. Khi bị căng thẳng đè nén, ESTJ thường cô lập bản thân với mọi người.

• Ưu điểm

– Rất nghiêm túc khi nhận nhiệm vụ và họ sẽ không từ bỏ đến cùng

– Trung thành, kiên nhẫn và đáng tin cậy

– Thẳng thắn, thích tạo ra trật tự, nội quy

• Nhược điểm

– Phản ứng thái quá với các lỗi sai của người khác

– Tập trung quá nhiều vào địa vị xã hội

– Đôi khi hơi cứng nhắc khi xem xét một việc, quá đề cao quy ước

• ESTJ phù hợp với ngành nghề nào?

ESTJ thích hợp nhất cho những công việc đòi hỏi phải thiết lập trật tự và cấu trúc.

Ví dụ như: Quản lý; Lãnh đạo quân đội; Quan tòa; Cảnh sát/ Thám tử; Nhân viên kế toán; Bán hàng; Nhà giáo

14. ESFJ – Người Quan Tâm

ESFJ rất thương người. Họ ấm áp, nhiều năng lượng nhưng lại thích làm việc độc lập. ESFJ thích lắng nghe và thấu hiểu người khác. ESFJ có những đặc điểm khá giống với phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, ESFJ bị cảm xúc chi phối nhiều và họ không nên là người đưa ra những quyết định quan trọng. Họ cũng không quan tâm đến sự phân tích những ý tưởng phức tạp hay các thảo luận về nguyên nhân và hậu quả, đây là một sự tương phản hoàn toàn với các loại tính cách NT.

• Ưu điểm:

– Rất trung thành và coi trọng nhiệm vụ được giao

– Làm tốt với các vấn đề thực tế

– Nhạy cảm, biết cách kết nối với mọi người

• Nhược điểm:

– Thiếu quyết đoán, đôi khi còn cứng nhắc và cổ hủ

– Rất nhạy cảm về địa vị xã hội

– Dễ nảy sinh tiêu cực khi nhu cầu không được đáp ứng

– Có thể gây mất thiện cảm khi luôn muốn điều khiển những người xung quanh

• ESFJ phù hợp với ngành nghề nào?

Các ESFJ sẽ làm tốt những công việc liên quan đến sáng tạo hoặc duy trì sự trật tự và cấu trúc, và họ sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi làm những công việc phục vụ mọi người.

Ví dụ như: Cố vấn/ Công tác xã hội; Thủ thư/ Kế toán; Chăm sóc sức khỏe tại gia; Trưởng phòng / Trợ lý giám đốc; Kinh doanh hộ gia đình…

15. ENFJ – Người Cho Đi

ENFJ là người luôn quan tâm tới con người, có kỹ năng đối nhân xử thế tài tình, khéo léo và đặc biệt rất giỏi trong duy trì hay thiết lập mối quan hệ. Với ENFJ, sự chân thành và trung thực luôn được đề cao, cũng như cách họ luôn quan tâm tới cảm xúc của mọi người.

Tuy nhiên, ENFJ thường không thích đám đông, khá khép kín so với những người hướng ngoại khác.

• Ưu điểm

– Rất giỏi trong việc thu hút và giữ sự chú ý của mọi người

– Có lòng đồng cảm và khoan dung

– Khi làm công việc mình thích sẽ rất kiên nhẫn và đáng tin cậy

• Nhược điểm

– Đôi khi quá duy tâm, dễ bị tổn thương và dao động

– Thiếu tính quyết đoán khi đưa ra quyết định quan trọng

• ENFJ phù hợp với ngành nghề nào?

ENFJ phù hợp với môi trường làm việc có nhiều sự hỗ trợ và động viên, nhất là trong các công việc phải giao tiếp với con người và thấu hiểu người khác.

Ví dụ như: Nhà ngoại giao; Nhà tâm lý học; Công tác xã hội; Nhà giáo; Nhà tư vấn / Cố vấn; Quản lý nhân sự; Tổ chức sự kiện; Nhà văn…

16. ENTJ – Nhà Điều Hành

ENTJ là nhà lãnh đạo bẩm sinh với tố chất rất… “văn phòng”. ENTJ thích giao tiếp với mọi người và coi trọng sự nghiệp.

ENTJ có phong thái đĩnh đạc và là người đi theo chủ nghĩa hoàn hảo.

Tuy nhiên, ENTJ không phải là người dễ đồng cảm, không bị cảm xúc chi phối mạnh mẽ trong khi phải ra những quyết định nhạy cảm. ENTJ cần học cách làm việc cũng như lắng nghe người khác.

• Ưu điểm

– Rất tin tưởng vào khả năng của mình và không ngần ngại bày tỏ ý kiến

– Rất giỏi trong việc tiếp cận vấn đề toàn diện

– Đầy nghị lực, có ý chí theo đuổi mục tiêu đến cùng

• Nhược điểm

– Khá cứng nhắc và kiêu ngạo

– Rất lý trí, chỉ tập trung vào kết quả mà bỏ qua các yếu tố cảm xúc nên rất dễ làm tổn thương người khác

– Thường thiếu kiên nhẫn với những người có năng suất làm việc kém hơn

• ENTJ phù hợp với ngành nghề nào?

Các ENTJ rất phù hợp với vai trò tổ chức và lãnh đạo, không bị gò bó khi phải là người phục tùng người khác.

Ví dụ như: Doanh nhân; Giám đốc điều hành; Cố vấn viên; Quan tòa, luật sư; Giảng viên.

 

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ39 Hàm Nghi, P.Nguyễn Thái Bình, Q1, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3821 4660 Website: saigonisb.hub.edu.vn

Chương trình đại học:

Hotline: 0865 118 128 Email: saigonisb.ba@buh.edu.vn

Chương trình sau đại học:

Hotline: 0967 189 199 Email: boltonuniversity@buh.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.