TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP

Tháng 01/2021, chương trình Thạc sĩ Tài chính Doanh nghiệp & Kiểm soát Quản trị do Viện SaigonISB liên kết với Đại học Toulon (CH Pháp) sẽ được khai giảng, cung cấp các kiến thức chuyên sâu về quản trị, điều hành và tài chính doanh nghiệp.

Nếu như trước đây, việc điều hành doanh nghiệp chỉ đơn giản xoay quanh vấn đề tránh lỗ, tăng lợi nhuận, thì hiện tại, hoạt động của một doanh nghiệp chịu ràng buộc rất nhiều bởi các yếu tố cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, hay có thể tóm gọn bằng cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được hiểu là trách nhiệm, cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, bản sắc văn hóa của công ty, đảm bảo quyền lợi của người lao động, cùng hòa hợp và đóng góp vào các mục tiêu phát triển chung, mang lại lợi ích cho cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Trong một chiến lược kinh doanh, các yếu tố được cho là cốt yếu có thể tác động đến kết quả kinh doanh bao gồm chi phí, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đến nay, trách nhiệm xã hội cũng dần trở thành một phần quan trọng và buộc phải có trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp duy trì hoạt động lâu dài và phát triển, mở rộng.

Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng chính là khách hàng, là người có nhu cầu đối với sản phẩm của những doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có tác động đến xã hội, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng ngược lại từ các yếu tố bên ngoài.

Các hình thức biểu hiện của CSR

Giữ vững đạo đức kinh doanh. Đối với hoạt động của một doanh nghiệp, ngoài việc đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh diễn ra hợp pháp, duy trì chất lượng sản phẩm đạt chất lượng cao, hướng đến lợi ích của khách hàng và người tiêu dùng, những doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh tốt có thể thực hiện các hoạt động hướng đến xã hội như từ thiện, hỗ trợ học bổng, cơ sở vật chất cho những khu vực chưa phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tuân thủ luật pháp, duy trì nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, đúng hạn, không kinh doanh các mặt hàng trái phép.

Trách nhiệm xã hội về môi trường. Hiện nay, dù đã có các quy định về xử phạt dành cho các doanh nghiệp xả chất thải trái phép ra thị trường, nhưng điều quan trọng vẫn nằm ở ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp từ khâu lên chiến lược, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, các sản phẩm cũng cần cân nhắc là các chất liệu thân thiện, không gây hại cho môi trường.

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động. Xét về hoạt động nội bộ, một doanh nghiệp cần trước hết quan tâm đến đời sống, thường xuyên rà soát, xem xét vấn đề lương, thưởng nhằm tạo điều kiện cho người lao động dung hòa được giữa công việc và đời sống. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tạo sự công bằng về giới tính, mức thưởng trên hiệu quả công việc nhằm tạo tâm lý yên tâm và thúc đẩy động lực làm việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh chung.

Lưu ý khi áp dụng CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được xây dựng bền vững, có mục tiêu dài hạn, tránh việc doanh nghiệp chỉ xem nó như một công cụ để truyền thông, tiếp thị cho hình ảnh công ty. Những hành động mang tính nhất thời chứ không mang đến hiệu quả không những tạo hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp mà còn có thể tạo ấn tượng không tốt trong mắt khách hàng, đối tác và những người quan tâm đến doanh nghiệp.

Khi tổ chức các hoạt động hướng đến môi trường, doanh nghiệp cần lưu ý về mức độ bền vững trong hiệu quả của hoạt động, có ảnh hưởng tích cực đến môi trường về lâu dài hay không, các chất liệu, vật liệu “bảo vệ môi trường” có thực chất thân thiện với môi trường không, nhằm tránh các hậu quả không mong muốn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh doanh nghiệp.

Bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn lãnh đạo

Đầu năm 2021, chương trình thạc sĩ Tài chính Doanh nghiệp & Kiểm soát quản trị do Đại học Ngân hàng liên kết cùng Đại học Toulon (Cộng hòa Pháp) sẽ khai giảng khóa mới, mang đến kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp trên nhiều phương diện.

Ban biên tập SaigonISB

 

Viện Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM