QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19

Khởi nguồn từ tháng 12 năm 2019 đến nay, COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Đã có nhiều thông tin từ các cường quốc như Mỹ, Nga về các loại vaccine mới đang được thử nghiệm, tuy nhiên không ai có thể khẳng định chính xác về thời điểm mà đại dịch kết thúc. Thói quen tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới thay đổi, các doanh nghiệp ở khắp nơi chịu ảnh hưởng trên nhiều phương diện, trong đó nguồn nhân lực cũng như việc quản trị nguồn nhân lực cũng gặp nhiều khó khăn. Một lần nữa, nêu cao vai trò của việc nắm chắc các kiến thức về quản trị.

Quyền lợi dành cho người lao động

Bộ Lao động – Thương binh Xã hội đã ban hành công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn áp dụng luật lao động trong thời gian dịch COVID-19. Những doanh nghiệp cần tạm thời luân chuyển nhân viên đến các công việc hay phòng ban khác (do tác động của dịch bệnh) được phép thực hiện nhưng không quá 60 ngày trong năm với sự đồng ý của người lao động. Nếu mức lương mới thấp hơn công việc trước đó, người lao động được hưởng mức lương cũ trong 30 ngày làm việc trước khi nhận lương mới. Tuy nhiên, mức lương mới tối thiểu phải bằng 85% mức lương cũ.

Trong trường hợp doanh nghiệp đối mặt với rủi ro phá sản vì công việc bị đình trệ, doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận ngưng hợp đồng lao động. Việc này cũng được áp dụng đối với những công ty buộc phải giới hạn sản xuất. Tuy vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động cần được báo trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn và 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn, kèm theo trợ cấp thôi việc.

Thách thức đối với doanh nghiệp

Đây có lẽ là khoảng thời gian mà các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải đương đầu với bài toán cân đối nhân sự, vừa phải hạn chế cắt giảm lao động, vừa phải phân công công việc phù hợp với nguồn nhân lực hiện tại. Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty chủ yếu giao dịch với đối tác nước ngoài còn phải đối mặt với tình trạng hạn chế di chuyển, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công việc.

Ở thời điểm hiện tại, các chính sách về việc di chuyển phần nào được nới lỏng, đã có nhiều hơn các chuyến bay ra và vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên số lượng chuyến bay còn thưa thớt, đồng thời các chuyến bay thương mại vẫn chưa được chính thức mở cửa. Các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao khi nhập cảnh vào Việt Nam cần cách ly tại khách sạn đã đăng ký trước trong 7 ngày đầu tiên, sau đó tiếp tục cách ly tại nơi cư trú (theo Dự thảo Hướng dẫn quy trình nhập cảnh và giám sát, cách ly y tế phòng chống COVID-19 đầu tháng 11).

Linh hoạt trong quản trị nhân sự

Hoạt động của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian dịch bệnh cần phải bám sát các quy định và luật thường xuyên thay đổi do tình hình dịch bệnh. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp nhân sự tạm thời như sau:

  • Sắp xếp môi trường làm việc linh động, sau khi cụm từ “làm việc tại nhà – work from home” không còn xa lạ, người lao động cũng cho thấy khả năng thích nghi cao với những thay đổi về điều kiện làm việc. Doanh nghiệp cũng có thể xem xét chia ca làm việc, vừa giảm bớt số lượng nhân viên đến công ty, vừa tạm thời thu gọn không gian làm việc, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiết kiệm 1 quản chi phí thuê văn phòng, phần nào ổn định lại tình hình tài chính vốn cũng chịu nhiều tác động.
  • Duy trì việc kiểm tra nhiệt độ khi người lao động đến công ty, vừa để đảm bảo an toàn cho các nhân viên, vừa tạo tâm lý thoải mái khi làm việc cùng nhau.
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại trong trường hợp công ty cần tương tác, làm việc nhiều với các đối tác nước ngoài, đảm bảo công việc vẫn được vận hành suôn sẻ khi việc di chuyển vẫn đang bị hạn chế.

Đảm bảo cập nhật các quy trình quản lý khủng hoảng, xem lại các chính sách, quy trình, đồng thời phát triển các chiến lược hồi phục.

Chủ động trang bị nền tảng kiến thức về quản trị

Quản trị kinh doanh không phải là một chủ đề mới với các nhà quản lý và điều hành trong thời đại mới. Tuy nhiên, để cập nhật các kiến thức mới nhất và chuyên sâu, cũng như nhận được sự hướng dẫn, tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu với kinh nghiệm thực tiễn lẫn truyền đạt kiến thức, việc đăng ký một chương trình học nâng cao là vô cùng cần thiết.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do trường Đại học Ngân hàng TP.HCM liên kết với Đại học Bolton, Anh Quốc đã diễn ra được 15 năm, với số lượng học viên chất lượng và đều đặn qua mỗi năm. Với hệ thống tài liệu và phương pháp giảng dạy hiện đại bằng tiếng Anh, chương trình cung cấp kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực tế trên tất cả các phương diện của quản trị kinh doanh: quản trị tài chính, truyền thông, chiến lược, quản trị thay đổi và nhân sự, với thời gian học kéo dài chỉ từ 12 – 18 tháng.

Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân và doanh nghiệp để kịp thời thích nghi với mọi hoàn cảnh, hãy nhanh tay đăng ký khóa học MBA Quản trị Kinh doanh cùng Viện Đào tạo Quốc tế – SaigonISB, trường Đại học Ngân hàng.

Ban biên tập SaigonISB

 

Viện Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

  • Địa chỉ: 39 Hàm Nghi, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3821 4660 | Hotline: 0967 189 199
  • Website: buh.edu.vn/thacsi
  • Email: saigonisb.ma@hub.edu.vn